Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Giải đáp từ chuyên gia

Hen suyễn là dạng bệnh mãn tính về hệ hô hấp có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh tăng nhanh đến chóng mặt đã dấy lên mối lo ngại cho sức khỏe của rất nhiều người. Vậy, bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và điều trị như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất? Hãy dành vài phút theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây để biết cách bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Hen suyễn là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng đường hô hấp bị viêm mãn tính khi niêm mạc đường thở phản ứng với tác nhân gây bệnh. Phản ứng viêm xảy ra sẽ gây ra tình trạng co thắt cơ trơn phế quản đặc trưng khiến người bệnh bị ho và khó thở.

Triệu chứng bệnh thường có xu hướng nghiêm trọng hơn về ban đêm và lúc sáng sớm. Vì thế, người mắc bệnh hen suyễn thường gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hô hấp. Vậy, bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Câu trả lời chính xác là “CÓ”. Hen suyễn không chỉ là bệnh nguy hiểm mà là đặc biệt nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao thứ 2 trong tất cả các bệnh lý hiện nay. Tức là nó chỉ đứng sau bệnh ung thư.

Bệnh hen suyễn có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 trong các bệnh lý hiện nay

Nếu cơn hen bùng phát mà không được kiểm soát hiệu quả, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nặng nề sau đây.

1. Chất lượng cuộc sống giảm sút

Cơn hen tái phát kèm theo các triệu chứng ho dai dẳng, khó thở, cơ thể mệt mỏi,… khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, tinh thần kiệt quệ, tâm trạng luôn lo âu, bất an,..Từ đó khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề.

Ở người bệnh là trẻ em, hen suyễn khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, bỏ bữa,…Tác động rất tiêu cực đến sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

2. Gây ra những biến chứng nguy hiểm về hệ hô hấp

Bệnh hen suyễn không được phát hiện điều trị sớm sẽ làm tổn thương đến các cơ quan khác của hệ hô hấp. Gây ra hàng loạt các biến chứng nặng nề như: Khí phế thũng, suy hô hấp, tâm phế mãn tính, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,…. Thậm chí, trong những diễn biến trầm trọng hơn, bệnh còn có thể gây tổn thương não.

3. Tỷ lệ tử vong do hen suyễn rất cao

Khi cơn hen bùng phát sẽ khiến đường thở thu hẹp, người bệnh rơi vào trạng thái ngừng thở và suy hô hấp. Nếu hiện tượng này xảy ra lúc ngủ, không được xử lý kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến tử vong.

4. Gây biến chứng thai kỳ ở phụ nữ mang thai

Các nghiên cứu cho thấy, bệnh hen suyễn thường gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai ở tuần thứ 24 đến 36 của thai kỳ. Các hậu quả nghiêm trọng bệnh có thể gây ra là: Xuất huyết âm đạo, biến chứng sản giật, sinh non,….

Phụ nữ mang thai mắc bệnh hen suyễn đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ mắc bệnh hen suyễn thường bị nhẹ cân, thể trạng yếu. Trẻ cũng dễ bị suy dinh dưỡng hơn so với những em bé khác.

Chăm sóc người mắc bệnh hen suyễn như thế nào?

Như đã thông tin ở trên, hen suyễn là bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, khi được chẩn đoán mắc bệnh hen, mọi người cần có kế hoạch chăm sóc và điều trị đúng đắn để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Dưới đây là những cách chăm sóc người mắc bệnh hen đúng đắn mà mọi người cần áp dụng.

  • Người mắc bệnh hen nên tăng cường uống nước hàng ngày. Uống đủ 2 – 3 lít nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, kích thích quá trình đào thải dịch đờm và làm sạch đường thở hiệu quả.
  • Khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với môi trường chứa dị nguyên gây bệnh mọi người cần đeo khẩu trang cần thẩn để bảo vệ đường thở khỏi tác nhân gây bệnh.
  • Tránh xa môi trường chứa khói bụi, khói thuốc lá, lông động vật, phấn hoa,… và các tác nhân gây dị ứng đường thở khác.
  • Trong thời điểm giao mùa, nhiệt độ hạ thấp, thời tiết hanh khô thì cơ thể cần được giữ ấm. Tránh để bị nhiễm lạnh khiến cơn hen tái phát và trở nên trầm trọng hơn.
  • Giữ gìn môi trường sống và không gian làm việc thông thoáng, sạch sẽ. Chăn màn, ga gối đệm… cần được giặt giũ, vệ sinh thường xuyên.
  • Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không phụ thuộc rất lớn vào thói quen sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Do đó, bạn cần tránh xa các thực phẩm có tính dị ứng như: Tôm, cua, sữa, trứng, đậu phộng,… Đồng thời không được sử dụng các loại bia, rượu, đồ uống có cồn và các chất kích thích khác.

Omega-3 là nhóm thực phẩm tốt cho việc điều trị bệnh hen suyễn

  • Chỉ sử dụng thuốc điều trị bệnh hen khi có chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ đáng tiếc.

Giải pháp đẩy lùi hen suyễn an toàn tại nhà

Với câu hỏi “bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?” thì câu trả lời là “Có”. Thế nên, mọi người nên chủ động tìm cách điều trị hen suyễn tốt nhất để giảm thiểu tối đa các biến chứng xấu cho sức khỏe.

Theo đó, giải pháp đẩy lùi hen suyễn an toàn tại nhà đang được giới chuyên gia đánh giá cao và khuyến khích sử dụng là PQA Hen Suyễn. Đây là dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên được nghiên cứu, phát triển bởi công ty Cổ phần Dược Phẩm PQA.

Thành phần bào chế trong sản phẩm gồm có: Hoàng cầm, hạnh nhân, tô tử, khoản đông hoa, hậu phác, tang bạch bì, chích thảo và cam thảo. Chúng đều là các thảo dược quý trong y học cổ truyền, có tính ấm, quy vào tỳ phế, thận đem lại công dụng nổi bật trong việc làm ấm cơ thể, kích thích đào thải dịch đờm, bình suyễn, hóa thấp, giải cảm hàn,…. Từ đó giúp làm thông thoáng đường thở, giảm nhanh triệu chứng bệnh và tăng cường sức đề kháng giúp phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

PQA Hen Suyễn – Thực phẩm “vàng” giúp trị bệnh hiệu quả

PQA Hen Suyễn được bào chế dạng siro, rất tiện dụng. Sản phẩm không chứa chất bảo quản, an toàn cho mọi đối tượng nên mọi người có thể yên tâm sử dụng cho trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên. Với bệnh nhi dưới 2 tuổi, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng.

Nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP-WHO

Thắc mắc “bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?” đã được làm rõ trong bài viết. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm thông tin về PQA Hen Suyễn mọi người có thể liên hệ trực tiếp tại website thuocnampqa.vn để được tư vấn miễn phí.

Translate »