Các nguyên tắc chung trong điều trị gãy xương

CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH
 Dựa vào:

      – Tuổi, giới
      – Nguyên nhân, cơ chế
      – Các dấu hiệu lâm sàng
      – Cận lâm sàng:
            + Xquang qui ước: chụp tối thiểu hai bình diện
            + CT-scan: gãy phức tạp vùng khớp
            + MRI: khi nghi ngờ có tổn thương dây chằng, sụn chêm
            + Siêu âm: mô mềm, mạch máu.

PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG
Kín hoặc hở

Căn cứ phim Xquang: vị trí gãy, đường gãy, di lệch
 Phân loại dựa trên mức độ vững
     – Gãy vững: các loại gãy nứt, không di lệch, gãy ngang ít di lệch
      -Gãy không vững: các loại gãy chéo, xoắn, nhiều mảnh, đa tầng, di lệch mặt khớp

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ CƠ BẢN
Ưu tiên: cứu mạng, cứu chi, phục hồi chức năng, thẩm mỹ

Mục đích: liền xương tốt, phục hồi chức năng, không để xảy ra biến chứng
Các bước
   – Nắn xương
   – Bất động xương gãy
   – Tập vận động sớm

CÁC HÌNH THỨC ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG

Điều trị bảo tồn: Bó bột, nẹp bột, đai, nẹp vải, băng thun, nẹp thun

Điều trị phẫu thuật:

     – Kết hợp xương vững chắc: vận động sớm, chịu lực sớm, liền xương kỳ đầu

    – Kết hợp xương ít vững chắc: dụng cụ không thay thế hoàn toàn chức năng nâng đỡ của xương, vận động sớm, không chịu lực sớm, cần bất động thêm bằng bột, nẹp bột, liền xương kỳ hai

     – Kết hợp xương không vững chắc: dụng cụ chỉ áp giữ các mãnh gãy không di lệch, Kirschner, chỉ thép, vis, cần tăng cường bằng bột, liền xương kỳ hai

     – Kéo liên tục: Tránh co rút cơ, nắn xương gãy

CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI

Phát hiện, ngăn ngừa và dự phòng các biến chứng:

   – Chụp Xquang kiểm tra sau cố định xương, đánh giá kết quả, điều chỉnh xương

   – Theo dõi chèn ép bột, vận động sớm tăng cường lưu thông máu vùng gãy, kiểm tra di lệch thứ phát, thay bột

   – Theo dõi nhiễm trùng hậu phẫu, dẫn lưu,

   – Tập vận động chủ động: phục hồi chức năng, tránh biến chứng rối loạn dinh dưỡng, teo cơ, loãng xương, cứng khớp

PĐĐT khoa Ngoại Chấn Thương
BV Nhật Tân

Translate »