Với sự phát triển của nền y học hiện đại, các biện pháp phòng tránh thai ra đời ngày càng nhiều không chỉ đáp ứng nhu cầu của mọi người mà còn tạo ra sự đa dạng trong việc lựa chọn biện pháp phòng tránh thai phù hợp.
Một trong các biện pháp phòng tránh thai phổ biến hiện nay đó là phương pháp đặt vòng tránh thai. Đây cũng là biện pháp nhận được rất nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ.
Đặt vòng tránh thai cần lưu ý gì
Theo các chuyên gia y tế:
Đặt vòng tráng thai có tác dụng:
Cản trở việc tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai. Đặt vòng tránh thai có hiệu quả khá cao và hoàn toàn không ảnh hưởng tới quá trình quan hệ tình dục của bạn.
Ngay sau khi đặt vòng cho tới thời hạn 5 năm vòng mới hết tác dụng vì vậy đây là biện pháp tránh thai lâu dài dành cho phụ nữ. Phương pháp này cũng khá dễ thực hiện, chi phí thấp. Hiện nay, tại các cơ sở y tế, đặt vòng thường được thực hiện miễn phí cho chị em phụ nữ.
Thời gian đặt vòng tránh thai
Phụ nữ nếu muốn phòng tránh thai bằng cách đặt vòng nên thực hiện vào ngày đầu tiên, ngay sau khi sạch kinh vì khi đó cổ tử cung còn hé mở, việc đặt vòng sẽ dễ dàng hơn. Phụ nữ sau khi sinh thường, nên đặt vòng tránh thai sau 6 tuần lễ. Còn đối với phụ nữ sinh mổ, thời gian đặt vòng tránh thai thường muộn hơn (khoảng sau 3 tháng).
Chị em nếu sau nạo hút thai hoặc sảy thai, muốn đặt vòng tránh nên chờ tới kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
Đặt vòng tránh thai đúng cách
Cần lưu ý gì khi đặt vòng:
Trước khi đặt vòng, chị em nên khám để loại trừ các bệnh phụ khoa cũng như khả năng có thai. Việc khám còn giúp xác định vị trí tử cung, chiều dài buồng tử cung. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành đặt vàng bằng cách đưa nhẹ vòng tránh thai qua cổ tử cung đến định vị tại buồng cổ tử cung.
Việc đặt vòng tránh thai diễn ra nhẹ nhàng, không đau. Khi phụ nữ đặt vòng tránh thai nên hạn chế sử dụng ghế massage. Tuy nhiên, nên thực hiện đặt vòng tránh thai tại các cơ sở y tế uy tín nhằm đảm bảo an toàn.
Sau khi đặt vòng, bạn nên thực hiện theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ, trong tuần đầu tiên không nên đi lại nhiều hay vận động mạnh. Bạn có thể thấy hơi đau bụng hay ra huyết trong 4-7 ngày những không đáng lo ngại. Sau 2-4 tuần nên tái khám lại.
Cần báo cho bác sĩ ngay khi:
Sau khi đặt vòng tránh thai nếu chị em thấy đau bụng ngày càng nhiều, âm đạo ra máu nhiều và kéo dài, có biểu hiện sốt, tiểu khó, đau khi quan hệ…hãy báo ngay cho các bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Đối tượng không nên đặt vòng tránh thai:
Chị em nếu bị viêm nhiễm đường sinh dục chưa điều trị khỏi, phụ nữ mắc các bệnh lây truyền đường tình dục, chị em từng bị thai ngoài tử cung, có biểu hiện rong kinh, rong huyết chưa rõ nguyên nhân, tử cung bị dị dạng, người có thai hoăc nghi ngờ có thai, hay chị em mắc các bệnh lý van tim, hoặc mẫn cảm với chất đồng… thì khôn nên áp dụng biện pháp tránh thai này.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về đặt vòng tránh thai, chị em có thể tham khảo. Ngoài ra, phụ nữ nếu muốn biết mình có thể đặt vòng tránh thai không hay còn có thắc mắc gì, có thể liên hệ trực tiếp tới Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản Hà Nội – 38 Cảm Hội để được tư vấn cụ thể.
Theo bacsygioi.com