![]() |
Người ta gộp chung một số bệnh da hồng ban có vẩy, đặt cạnh eczema, nhưng nguyên nhân về nhiễm trùng rất quan trọng, dưới nhiều tên rất khác nhau: vẩy phấn (pityriasis), chàm khô (eczema sec), chàm tiết bã (eczeme seborrhéique), vẩy phấn khô và tiết bã (pityriasis et stéatoide), séborrhéide, Vì không có một định nghĩa chính xác, các nhà chuyên khoa da thường dùng danh từ parakératose (Brocq) và eczematide (Darier) để chỉ bệnh da hồng ban có vẩy, nguyên nhân không rõ
Có 3 dạng parakératose:
– Eczematide figurées (eczematide séborrhéique,)
– Ban chàm dạng vẩy phấn và dạng vẩy nến diễn tiến dưới dạng phát ban.
– Mảng á sừng nhiễm trùng
1. BAN CHÀM DẠNG VẨY PHẤN VÀ DẠNG VẨY NẾN (Eczematides pityriasiforrmes et psoriasiformes):
1.1 Đặc điểm lâm sàng:
Gồm một nhóm bệnh khó xác định cả về mặt lâm sàng và nguyên nhân sinh bệnh. Sang thương là các dát hoặc mảng tròn, không đều, màu hồng, hơi vàng hoặc đỏ nâu, không tẩm nhuộm, phủ vẩy khô, lan tỏa trên cơ thể dưới dạng phát ban, số lượng, kích thước, vị trí rất thay đổi. Tùy theo biểu hiện của vẩy, người ta chia làm 2 type:
1.1.1 Á sừng dạng vẩy phấn
1.1.2 Á sừng dạng vẩy nến
1.2 Chẩn đoán phân biệt:
Với eczema ở giai đoạn á sừng, nấm da, ban chàm dạng lan tỏa và vẩy phấn hồng Gilbert. Giữa á sừng dạng vẩy nến và vẩy nến. Á vẩy nến dạng mảng. Á vẩy nến giọt
1.3 Điều trị:
Phải chú ý tính chất nhiễm trùng nguyên phát hay thứ phát và sự phản ứng da.
– Thuốc sát trùng tại chỗ (ngay cả viêm da do hóa chất): Eosine 2%.
– Đối với trường hợp á sừng lan tỏa: tắm bằng thuốc tím trước khi bôi thuốc màu.
– Nguồn gốc vi nấm thật sự: người ta dùng dung dịch acool iodé salicyleé 1% thay cho Eosine. Dùng Griséfulvine khi nghi do trichophyton
– Có thể phối hợp với chất khử, chất ly giải sừng nhẹ, nhất là đối với những sang thương dạng nhiều vẩy.
2. MẢNG Á SỪNG NHIỄM TRÙNG (Placard de parakératose Infectieuse – Dermóepidermite microbieure et mycosique):
2.1 Biểu hiện lâm sàng:
– Thường mảng duy nhất, giới hạn rõ, màu hồng hay màu đỏ, phủ vẩy khô.
– Vẩy nhiều, thành phiến mỏng, dạng vẩy nến hay mịn dạng bụi phấn. Vẩy có thể rất mỏng để lại dưới thượng bì có da rạn một mảng đỏ đậm.
– Mảng lan tỏa ly tâm, tạo thành một mảng lớn. Thường sang thương á sừng có vẩy phối hợp với sang thương eczema mụn nươc có mủ, mụn mủ và mài, loét. Mảng có biểu hiện đa dạng gồm vùng khô có vẩy và vùng chảy nước và xước.
– Mảng đầu tiên, đối khi kèm các sang thương ở xa, lan tỏa, tạo nên phát ban dạng chàm. Một trong các ban chàm có thể lớn dần lên thành mảng lớn và cũng có những dạng trung gian giữa hai dạng trên.
2.2 Nguyên nhân: có thể do
– Vi khuẩn sinh mủ, nhất là Stretocoque: mảng viêm bì
– Thượng bì do vi khuẩn.
– Vi nấm: Trichophyton hoặc nấm men: mảng nấn thượng bì.
– Mảng viêm bì thượng bì do vi khuẩn: thường ở chân hoặc phối hợp với loét. Sang thương là mảng đỏ có vẩy.
2.3 Chẩn đoán dựa vào:
– Tồn tại ở ổ nhiễm tiên phát: tổn thương xuất hiện gần một loét nhiễm trùng ở chân (loét do giãn tĩnh mạch), một vết thương nhiễm trùng (vết thương chiến tranh), vết thương phẫu thuật trên ổ nhiễm trùng (tràn mủ màng phổi, viêm xương tủy xương), viêm da mủ, abcès, viêm tuyến mồ hôi,…
– Tổn thương chọn lọc ở nếp da, đặc biệt là nếp sau tai, quanh rốn.
– Xuất hiện ở bề mặt, vùng lân cận, vùng xa, những tổn thương nhiễm trùng, xuất hiện những bóng nước, chốc có mài, mụn mủ, loét, nung mủ, perlèche, viêm mi mắt, vết nứt dưới và sau tai, kèm viêm mạch bạch huyết và viêm hạch.
– Kháng sinh có đáp ứng tốt. Đó là tiêu chuẩn chẩn đoán nguyên nhân tốt nhất dù vài kháng sinh cũng có tác dụng kháng nấm (iode, eosine, cade, goudron, tím Milian đối với nấm men).
Tài liệu tham khảo:
- Rook‘s text book of Dermatology, seventh Edition
- Root 2010 PDF
BSCKI. Võ Kim Nga
BVĐK Nhật Tân