Đục thủy tinh thể

Suckhoedoisong.vn – Thủy tinh thể là một bộ phận trong mắt giống như một thấu kính, cùng với giác mạc làm nhiệm vụ hội tụ ánh sáng để đưa ảnh lên võng mạc. Thủy tinh thể nằm sau mống mắt, được treo vào thể mi nhờ các sợi mảnh. Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù, thường gặp ở người trên 50 tuổi.

Triệu chứng
• Mắt nhìn thấy mờ, thị lực suy giảm, khó nhìn, lóe sáng, quáng gà, ra nắng thấy mờ hơn trong bóng râm.
• Sức nhìn kém trong các vùng sáng bao quanh.
• Nhìn một vật thành hai hoặc ba.

Nguyên nhân
• Do thiếu oxy, tăng lượng nước, giảm protein.
• Do bệnh lý tiểu đường, cao huyết áp, cận thị, chấn thương… gây nên.
• Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo (đèn sân khấu, đèn cao áp…).
• Tiếp xúc với virus, vi trùng, chất độc của môi trường, khói bụi độc hại.

Cách phòng chống
• Không hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc lá.
• Nên ăn nhiều đậu lăng, hành, tỏi, rau bina, bắp cải, giá, đậu…
• Không nên ăn tảo, thực vật biển, sò ốc, sản phẩm từ sữa ít béo, chocolate, gà công nghiệp.
• Tẩy giun và khử độc gan định kỳ 16 tháng một lần. Không tiếp xúc trực tiếp với tia UV.

• Người bệnh sau khi được phẫu thuật cần:
– Không để xảy ra chấn thương mắt.
– Không uống rượu bia, hút thuốc lá.
– Không được xách nặng trong vòng một tháng đầu.

Phẫu thuật bệnh đục thủy tinh thể có tỷ lệ thành công cao với hơn 90% bệnh nhân khôi phục tốt thị lực.
• Hầu hết các ca phẫu thuật được thực hiện trong ngày mà không cần nhập viện.
• Bệnh nhân có thể nhìn thấy trong thời gian ngắn sau phẫu thuật.

(Theo Nhà Xuất bản y học)

Translate »