Parkinson là dạng bệnh rối loạn thoái hóa ở hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng trực tiếp đến cử động, khả năng giữ thăng bằng và kiểm soát hành vi của người bệnh. Bệnh chủ yếu xảy ra ở người từ 60 tuổi trở xa. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng cao và có xu hướng trẻ dần về độ tuổi khiến rất nhiều người lo lắng. Vậy, bệnh Parkinson có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?
Parkinson là bệnh rối loạn phổ biến xảy ra khi một nhóm tế bào não bị thoái hóa làm mất khả năng kiểm soát vận động của não bộ. Các triệu chứng của bệnh thường tiến triển âm thầm qua nhiều tháng, nhiều năm với mức độ tăng dần. Ở giai đoạn đầu, biểu hiện bệnh không quá rõ rệt nên việc thăm khám, điều trị còn gặp nhiều hạn chế.
Ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh Parkinson
Theo thời gian, tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, người bệnh dần mất khả năng kiểm soát vận động và hành vi của bình. Thông thường, bệnh xảy ra ở người cao tuổi từ 60 tuổi trở ra. Ở người trẻ, có khoảng 10% trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên, điều đáng nói là, tỷ lệ bệnh ở người trẻ ngày càng gia tăng nhanh trong những năm gần đây.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh Parkinson là gì. Mặc dù vậy, các nghiên cứu cho biết Parkinson có liên quan đến yếu tố di truyền và điều kiện môi trường sống. Có thể nói rằng, đây là những yếu tố chính làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh Parkinson. Vậy, bệnh Parkinson có nguy hiểm không và có chữa được hay không?
Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, về cơ bản bệnh Parkinson hầu như không có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng, nó được xếp vào nhóm các bệnh nguy hiểm về thần kinh bởi có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được phát hiện, điều trị đúng cách.
Cụ thể, những biến chứng nặng nề bệnh Parkinson có thể gây ra là:
- Các triệu chứng khó chịu của bệnh và việc mất dần khả năng vận động có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái trầm cảm.
- Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, nhai nuốt thức ăn chậm chạp, không hiệu quả. Dần dẫn đến việc chán ăn, bỏ bữa, sức khỏe giảm sút.
- Rối loạn giấc ngủ, thường tỉnh giấc giữa đêm, ngủ không ngon. Sức khỏe giảm sút, suy nhược thần kinh.
- Táo bón do ăn uống kém.
- Huyết áp thay đổi thất thường do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.
- Ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang khiến người bệnh không thể kiểm soát nước tiểu và gặp nhiều khó khăn trong việc tiểu tiện.
Ở những trường hợp nặng, các triệu chứng rối loạn vận động, mất khả năng kiểm soát hoạt động cơ bắp có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái tàn phế. Người bệnh phải sống phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, tinh thần của người bệnh. Mà còn gây ra hệ lụy xấu cho gia đình và sự phát triển của toàn xã hội.
Bệnh Parkinson có thể khiến người bệnh bị tàn phế
Bệnh Parkinson hiện nay có chữa được không?
Như đã thông tin ở trên, hiện tại các nhà khoa học chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến bệnh Parkinson nên hiện chưa có phương pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc và các biện pháp chăm sóc sức khỏe khác có thể giúp kiểm soát hiệu quả triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng xấu của căn bệnh này.
Một số loại thuốc Tây thường được sử dụng để cải thiện tình trạng run chân tay, cứng khớp và tăng cường khả năng vận động cho người bệnh là:
- Nhóm thuốc Levodopa (hay L-dopa): Công dụng chính là cải thiện tình trạng cứng cơ và run, khắc phục tình trạng chậm vận động. Nhờ vậy, người bệnh có thể vận động linh hoạt và nhanh nhẹn hơn.
- Nhóm thuốc đồng vận Dopamine (Chẳng hạn như: Pramipexole hay ropinirole): Đem lại tác dụng tích cực trong việc kiểm soát triệu chứng bệnh tương tự như nhóm thuốc Levodopa.
Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc khác. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần cẩn trọng với các tác dụng phụ như: Mệt mỏi, buồn nôn, phù chân, ảo giác,…Do đó, mọi người chỉ nên sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải những rủi ro đáng tiếc.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây, người bệnh cần thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để ngăn chặn nguy cơ tàn tật do bệnh gây ra. Mục đích của bài tập vật lý trị liệu là làm giảm hiện tượng co cứng và giúp hệ cơ xương khớp vận động hiệu quả hơn.
Cách đẩy lùi bệnh Parkinson hiệu quả và an toàn tại nhà
PQA Thư Can Dưỡng Huyết là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược chuyên dùng cho bệnh nhân Parkinson đang được các chuyên gia đánh giá rất cao hiện nay. Đây là sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược Phẩm PQA dựa trên bài thuốc Đông y cổ phương mang tên “Nhu Can Dưỡng Huyết Thang”.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chuyên dùng cho người bệnh Parkinson
Thành phần chính trong sản phẩm đều là các thảo dược quý trong y học cổ truyền như: Đương quy, câu đằng, sinh địa, cúc hoa, câu kỳ tử,… được gia giảm, bào chế theo “tỷ lệ vàng” hoàn toàn thủ công trên dây chuyền công nghệ khép kín. Toàn bộ dược tính của thảo dược đều được chắt lọc và giữ gìn trọn vẹn thành dạng cao lỏng cô đọng. Đem lại tác dụng nổi bật trong việc hoạt huyết, bồi bổ khí huyết, giúp đẩy lùi nhanh tình trạng cứng cơ, cứng khớp, run rẩy chân tay,… thường gặp ở bệnh nhân Parkinson.
Với nguồn gốc từ thảo dược, quy trình bào chế thủ công nên PQA Thư Can Dưỡng Huyết không gây ra tác dụng phụ như thuốc Tây. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng lâu dài để sức khỏe được phục hồi toàn diện, chất lượng cuộc sống cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Nội dung trên đây là một số chia sẻ về vấn đề bệnh Parkinson và cách điều trị bệnh tốt nhất. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, bạn đọc hãy truy cập website thuocnampqa.vn để được chuyên gia tư vấn, giải đáp miễn phí 24/7.