Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng rất nhiều thử thách. “Khi mang thai có bị ra huyết trắng không” là câu hỏi thuộc top tìm kiếm của nhiều mẹ bầu hiện nay. Trong bài viết này, dược sĩ Lavima sẽ giải đáp chi tiết, đầy đủ nhất về vấn đề này để các mẹ yên tâm nhé.
Trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ sẽ cảm nhận được rất rõ các thay đổi về cân nặng, về da, tóc, thói quen ăn uống và thậm chí là tâm sinh lý, thay đổi về tính cách, cảm giác với người bạn đời trong chuyện đó… Lần đầu làm mẹ, chắc hẳn nhiều chị em rất hoang mang, đặc biệt các bất thường xảy ra tại vùng kín. Và một hiện tượng rất phổ biến, là nỗi băn khoăn lớn của các mẹ là “khi mang thai có bị ra huyết trắng không”, “ra huyết trắng nhiều khi mang thai có nguy hiểm không”. Điều này có làm ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi không? Hãy cùng dược sĩ Lavima gỡ rối để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.
1. Khi mang thai bị ra huyết trắng? Nguyên nhân do đâu
Huyết trắng hay còn có tên gọi khác dịch tiết âm đạo, là một chất dịch nhầy có màu trắng trong, không mùi, dai dính. Đây là dịch sinh lý. Nó có công dụng trong việc giữ ẩm vùng âm đạo và làm chất bôi trơn khi quan hệ. Do vậy, hiện tượng ra huyết trắng trong thời kỳ mang thai là điều hết sức bình thường và dễ gặp ở hầu hết các thai phụ. Tất nhiên, đối với phụ nữ mang thai
Vào những tháng đầu thai kỳ, huyết trắng có thể tiết ra nhiều hơn những tháng tiếp theo. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi hormone (hóc môn- nội tiết tố) nữ và lưu lượng máu trong cơ thể khi đang mang thai. Việc tiết ra nhiều huyết trắng sẽ hỗ trợ cho âm đạo có một môi trường lý tưởng, hệ vi sinh vật cân bằng và pH acid, là màng chắn bảo vệ vùng V khỏi những tác nhân gây bệnh viêm nhiễm như vi khuẩn, nấm Candida từ môi trường bên ngoài.
Lưu ý với các mẹ, nếu dịch nhầy xuất hiện vào những ngày cuối thai kỳ và có lẫn chút máu thì đó là dấu hiệu các mẹ đang sắp chuyển dạ, sắp sinh, cần tới bệnh viện ngay.
Lưu ý đặc biệt, mang thai ra nhiều huyết trắng chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi huyết trắng đó không mùi (hoặc mùi cơ thể), dai dẳng, trắng trong hoặc đục nhẹ, không đi kèm với ngứa rát, tiểu buốt…nhé.
Để tìm cho mình cách điều trị phù hợp nhất, hãy đọc ngay cách điều trị huyết trắng để có cách chữa trị hiệu quả, an toàn nhất.
Nguyên nhân khi mang thai bị ra huyết trắng?
2. Đặc điểm huyết trắng của các giai đoạn khi mang thai
Mang thai thường được chia thành 03 giai đoạn, thường gọi là 03 tam nguyệt cá do ba khoảng thời gian này, sự phát triển thai nhi và sự thay đổi của người mẹ rất khác nhau. Do đó, các mẹ cũng cần đọc thêm các dấu hiệu của em bé, của cơ thể mình để không ngỡ ngàng hay lo lắng nhé. Trong khuôn khổ bài viết, dược sĩ Lavima sẽ chỉ đề cập tới những thay đổi của huyết trắng ở vùng V thôi các mẹ nhé.
Ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, khí hư huyết trắng của các mẹ vẫn ra nhiều hơn, có màu trắng trong hoặc hơi đục và sẽ có mùi hơi hăng và khó chịu. Tình trạng huyết trắng lúc này giống với huyết trắng thường thấy khi sắp vào kỳ nguyệt san.
Trong tam nguyệt cá thứ hai, các mẹ sẽ thấy dịch âm đạo ra nhiều hơn nữa và màu sắc có phần đục hơn, mùi đậm hơn. Đó là do thời kỳ này nội tiết tố tăng cao hơn, thai nhi đã lớn hơn nên lưu lượng máu, mạch máu ở vùng âm đạo tăng sinh nhiều.
Cuối cùng, ở 3 tháng thai cuối, khí hư huyết trắng của các mẹ chuyển sang nhầy hơn hoặc loãng hơn, có màu và mùi hơi khác nhẹ so với giai đoạn trước, ngày gần cuối có thể lẫn máu. Những ngày cuối, nếu khí hư loãng ra kèm theo máu báo thì đó là dấu hiệu các mẹ sắp chuyển dạ, cần tới bệnh viện sớm nhé.
Đặc điểm huyết trắng của các giai đoạn khi mang thai
3. Khi mang thai bị ra huyết trắng có sao không?
Ở phía trên, dược sĩ Lavima đã giải thích với các mẹ khi nào mang thai ra huyết trắng là hiện tượng bình thường đúng không ạ. Đã là bình thường thì nó không ảnh hưởng gì tới sức khỏe cho thai nhi và người mẹ. Tuy nhiên, huyết trắng ra nhiều, vùng V lại kín, bí nên rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm phụ khoa, nấm ngứa vùng kín. Cùng nhận biết dấu hiệu bất thường này để tìm cách “xử lý’ nhé.
Huyết trắng bất thường là khi màu sắc dịch thay đổi, tùy nguyên nhân gây viêm mà dịch có màu trắng đục, vón cục như bã đậu, hay màu xanh, vàng, thậm chí màu nâu.
Huyết trắng bất thường sẽ có mùi hôi, tanh giống như mùi cá chết. Khi đó vùng kín sẽ rất ẩm ướt, khó chịu, ngứa rát, đau rát, thậm chí tiểu buốt, đau khi quan hệ (khi mang thai, bác sỹ không hề cấm việc quan hệ, chỉ là thời điểm, mức độ nhẹ nhàng để không ảnh hưởng tới con).
Các mẹ có thể kết hợp khám phụ khoa với khám thai định kỳ. Chỉ cần soi tươi dịch âm đạo (huyết trắng) trên, các bác sỹ rất dễ tìm ra tác nhân gây bệnh. Còn không khó để nhận ra mình đã bị viêm phụ khoa với các dấu hiệu trên đúng không các mẹ.
Khi mang thai bị ra huyết trắng có sao không?
Đọc thêm các dấu hiệu khác của bệnh huyết trắng: Ra nhiều huyết trắng khi mang thai có nguy hiểm không?
4. Những lời khuyên để cải thiện tình trạng ra huyết trắng khi mang thai
Các mẹ vừa được tìm hiểu về hiện tượng khi mang thai có bị ra huyết trắng không, huyết trắng thế nào là sinh lý, không cần lo lắng, khi nào cần đi khám. Khi các mẹ bị viêm phụ khoa, các mẹ cần sử dụng các dung dịch vệ sinh kháng khuẩn, các kháng sinh kháng nấm có thể sử dụng được phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, nếu tình trạng chưa quá khó chịu, vi khuẩn và nấm mới chớm phát triển, các mẹ hoàn toàn có thể dựa vào việc cải thiện vệ sinh, chế độ ăn uống, tăng sức đề kháng để huyết trắng trở về sinh lý, giúp mẹ bầu tự tin, xinh đẹp rạng ngời. Hãy làm theo lời khuyên của dược sĩ Lavima này nhé
- Sử dụng đồ lót vừa đúng kích cỡ (không chật, không rộng), thoáng mát, tránh tạo môi trường bí, giúp các vi khuẩn, vi rút, nấm gây bệnh có môi trường thuận lợi để phát triển
- Thay đồ lót thường xuyên, hạn chế lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày
- Vệ sinh rửa vùng V một cách nhẹ nhàng, không kỳ cọ mạnh, xịt vòi nước mạnh. Không nên ngâm âm đạo.
- Dùng các dung dịch vệ sinh làm sạch dịu nhẹ, tốt nhất nên kèm thêm tính kháng khuẩn lành tính, không chứa cồn, paraben, chất bảo quản hay hương liệu hóa học
- Thường xuyên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh áp lực, lo âu hoặc căng thẳng khiến sức đề kháng suy giảm
- Dinh dưỡng đa dạng, không chỉ tốt cho vùng kín, nó cần thiết cho cả thai kỳ
- Vận động nhẹ nhàng với các bài tập đơn giản giúp cơ thể thoải mái, tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn các tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa hoặc huyết trắng bất thường.
Những cách cải thiện tình trạng ra huyết trắng khi mang thai
Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông. Dược sĩ Lavima luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn những thắc mắc về sức khỏe vùng kín, viêm nhiễm phụ khoa.