SKĐS – Khi ốm, nhất là khi bị cảm lạnh: Bởi khi đó, việc luyện tập sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với hệ miễn dịch, kéo dài thời gian bị bệnh. Khi cơ thể mệt mỏi bạn sẽ rất khó để tập chuyên cần và tập trung.
1.Khi ốm, nhất là khi bị cảm lạnh: Bởi khi đó, việc luyện tập sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với hệ miễn dịch, kéo dài thời gian bị bệnh. Khi cơ thể mệt mỏi bạn sẽ rất khó để tập chuyên cần và tập trung.
2.Khi chưa hồi phục sức khỏe: Bạn không nên vội vàng luyện tập thể dục ngay sau khi mới khỏi ốm hay mới phẫu thuật. Nếu cảm thấy cơ thể đủ sức tập luyện trở lại, bạn cũng nên tập nhẹ nhàng và tăng dần mức độ. Hãy bắt đầu với cường độ bằng một nửa so với khi bạn sung sức nhất.
3.Khi cảm thấy căng thẳng, stress: Đôi khi bạn cảm thấy không hứng thú với việc luyện tập. Vậy đừng ép cơ thể, hãy nghỉ ngơi và thư giãn.
4.Khi không biết sử dụng thiết bị luyện tập: Không nên luyện tập trong trường hợp bạn không biết rõ tính năng cũng như cách sử dụng của các thiết bị.
5.Khi say rượu: Khi bị say rượu, bạn sẽ khó làm chủ được tinh thần cũng như hành động khi tập. Để nhanh chóng cải thiện tình trạng, bạn nên uống đủ lượng nước giúp bổ sung và cân bằng cơ thể.
6.Khi mang thai: Trong quá trình mang thai, nếu như không hiểu rõ về hình thức cũng như cường độ luyện tập thì bạn không nên thực hiện. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng hình thức tập luyện nhẹ nhàng phù hợp. Nhưng cách an toàn nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước mỗi khi tập luyện.
7.Sau khi sinh: Nhiều phụ nữ sau khi sinh rất nóng vội muốn nhanh chóng lấy lại “phom” chuẩn. Theo ý kiến các chuyên gia bạn không nên tập luyện ngay sau sinh, mà phải đợi ít nhất là 6 tuần sau đó. Đối với những trường hợp sinh mổ, cần nghỉ ngơi ít nhất là 12 tuần trước khi muốn tập trở lại.
(Theo Nhà Xuất bản y học)