Sâu Răng

Suckhoedoisong.vn – Sâu răng chính là sự tiêu hủy men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng.

Triệu chứng
• Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, ngoài ra không có gì.
• Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn nóng giắt vào.
• Sâu răng tiến triển thì mức độ đau gia tăng do tủy răng đã bị viêm.
• Hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.

Nguyên nhân
• Các vi khuẩn bám vào mặt răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.
• Đường là bệ đỡ cho vi khuẩn bám vào răng sinh sôi nảy nở gây bệnh nếu bạn ăn quá nhiều đồ ngọt và không đánh răng trước khi đi ngủ.
• Thời gian vi khuẩn cư trú trên răng lâu vì vệ sinh răng không đúng cách.
• Do thiếu chất Fluo, một nhân tố hạn chế bệnh sâu răng.

Một số biện pháp chữa sâu răng (theo Đông y)
• Lấy nhân hạt na nghiền nhỏ, đặt vào hố răng vì nó có tính sát khuẩn tốt.
• Lấy hoa cúc áo (một loài cỏ nhỏ, thường dùng làm cảnh, hoa màu vàng, có vị cay) bóp nát, đặt vào chỗ đau, sẽ giảm hẳn đau nhức. Hoặc lấy hoa, lá giã nhỏ đắp hoặc ngâm rượu, pha loãng, ngậm khi nhức răng.
• Ngắt một cành giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau. Nhựa cây này có tính sát khuẩn, giảm đau.

Số liệu mới nhất của Viện Răng-Hàm-Mặt Quốc gia cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở Việt Nam khá cao và gia tăng theo tuổi.Cụ thể, tỷ lệ sâu răng ở trẻ 9-11 tuổi là 54,6% và ở trẻ 15-17 tuổi là 68,6%; 75,2% ở tuổi 18-34 và tăng lên 89,7% ở tuổi trên 45.

Các nhà nghiên cứu ở Thụy Sĩ đã phát hiện nếu xúc miệng với sữa ít bị sâu răng hơn xúc miệng với nước nhờ chất đạm trong sữa ngăn chặn tiến trình răng đóng đá vôi. Sữa còn hỗ trợ tăng trưởng các vi khuẩn thuộc nhóm hữu ích trong vòm miệng.

(Theo Nhà Xuất bản y học)

Translate »