Virus Human Papilloma (HPV) được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư cổ tử cung (UTCTC). Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ ba ở phụ nữ, sau ung thư vú và ung thư buồng trứng. Cách tốt nhất để phòng ngừa UTCTC là tiêm ngừa HPV và tiến hành xét nghiệm phân tích tế bào cổ tử cung (pap smear) hàng năm.
Tuy nhiên, rất nhiều chị em vẫn còn thắc mắc về bệnh và cách phòng bệnh. Để có thể phòng bệnh tốt nhất, trước hết chị em cần hiểu rõ và đúng về bệnh này, tránh những nguy hiểm không đáng có.
Dưới đây là những thắc mắc của chị em về virus HPV cần được làm rõ:
1. HPV nguy hiểm như thế nào?
Không chỉ là virus gây u nhú ở người, dẫn đến những bệnh ung thư nguy hiểm, ngoài nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, HPV còn là nguyên nhân gây mụn cóc ở bàn tay, bàn chân và sùi mào gà ở vùng hậu môn – sinh dục. Những bệnh này tuy không gây chết người nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, làm người bệnh xấu hổ và giảm chất lượng cuộc sống.
2. Kết quả thử nghiệm Pap bất thường nghĩa là bạn có nguy cơ cao nhiễm HPV?
3. Tiêm vaccin phòng ngừa thì có bị bệnh nữa không?
Thuốc chủng ngừa HPV giúp cơ thể bạn chống lại một vài chủng virus thường gặp nhất liên quan đến bệnh ung thư và mụn cóc sinh dục, nhưng điều đó không có nghĩa là nó ngăn ngừa được ung thư cổ tử cung.
4. Mụn cóc sinh dục có thể trở thành ung thư được không?
Một số chủng HPV (nhóm nguy cơ thấp gồm các loại 6, 11, 42, 43 và 44 ) gây ra u lành tính được gọi là mụn cóc sinh dục và các dòng khác (nhóm nguy cơ cao gồm các loại 16, 18, 31 và 45) gây ra ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, hoặc một khu vực được gọi là vùng hầu họng, trong đó bao gồm mặt sau của cổ họng, đáy lưỡi và amiđan. Nhưng điều đó không có nghĩa là mụn cóc sinh dục có thể phát triển thành ung thư.
5. Ngoài tiêm phòng, có biện pháp nào để phòng bệnh hay không?
Ngoài việc tiêm ngừa HPV là cần thiết, chị em cần lưu ý khám phụ khoa và làm xét nghiệm Pap định kì; quan hệ tình dục an toàn và Xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy… để phòng bệnh.
(Theo afamily)