Theo các chuyên gia, tủ thuốc gia đình nên được xây dựng trên danh mục thuốc thiết yếu được Bộ Y tế ban hành dựa trên Danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
1. Thuốc cảm sốt, hạ nhiệt giảm đau (Aspirin, paracetamol, viên cảm xuyên hương)
Bạn nên dự trữ nhiều loại thuốc khác nhau để có thể dùng theo từng lứa tuổi. Như với phụ nữ mang thai, viên cảm xuyên hương sẽ rất hữu ích để hạ sốt vì không có tác dụng phụ. Nên lưu ý, việc dùng thuốc hạ sốt ở trẻ luôn phải tính theo cân nặng, chứ không thể “ước lượng” theo liều của người lớn.
Ho, nếu không trị kịp thời, có thể gây nên những biến chứng khó chịu. Vì vậy, vài vỉ thuốc ho sếp trong tủ là rất cần thiết. Lựa chọn tốt nhất là bạn nên uống thuốc ho không chứa codeine, để tránh gây buồn ngủ.
Nên dự trữ theo lứa tuổi: trẻ em, người lớn và phụ nữ mang thai. Các loại sirô ho bổ phế, viêm ngậm bổ phế… là những loại đông dược dễ dùng cho nhiều đối tượng.
3. Thuốc bôi ngoài da, sát trùng, chống nhiễm khuẩn
Thuốc sát trùng Povidine, Betadine, oxy già, cồn 70 độ, thuốc mỡ trị phỏng, dung dịch muối loãng… rất cần thiết để sát trùng vết thương. Ngoài ra, cũng cần dự trữ một số loại thuốc chống nhiễm khuẩn, nhưng các loại thuốc này không được dùng tùy tiện mà phải theo đơn của bác sĩ.
4. Cặp nhiệt độ
Đo nhiệt độ cơ thể là cách chẩn đoán cơ bản đối với một số bệnh từ thông thường đến nghiêm trọng. Hãy gọi cho bác sĩ khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 390C để nhận được tư vấn dùng thuốc hợp lý.
5. Thuốc tiêu hoá
Trong điều kiện ăn uống, sinh hoạt dễ bị nhiễm khuẩn như hiện nay thì đây là sự chuẩn bị cần thiết. Các loại thuốc thông dụng như: Berberin (chống tiêu chảy, lỵ), thuốc bổ sung men tiêu hóa, thuốc bù nước, điện giải Oresol… cũng không nên thiếu.
6. Băng giảm đau, Urgo
Băng giảm đau dùng để dán vào các chỗ đau khi bạn vận động mạnh hay chơi thể thao. Nó có tác dụng làm tan các vết sưng, giảm đau.
òn khi bạn bị đứt tay, hay trầy xước, hãy dán urgo ngay để sơ cứu, chống bụi bẩn gây nhiễm trùng. Ngoài ra, nên có băng cứu thương, bông gạc.
7. Các loại thuốc khác
Dầu gió/cao xoa (đề phòng bị ngã bầm tím, lạnh bụng), nước muối sinh lý/thuốc nước (để nhỏ mũi, nhỏ mắt sau khi đi bơi hay đi đường nhiều khói bụi…).
Ngoài ra, trong gia đình có người bị một số bệnh mạn tính như: tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, đau dạ dày… luôn cần phải dự trữ sẵn thuốc để dùng ngay khi phát bệnh.
Lưu ý khi sử dụng
➜Vị trí: Treo trên tường, ở vị trí dễ nhìn thấy. Đặt nơi khô ráo, thoáng mát, không bị ánh nắng chiếu vào, xa tầm tay của trẻ em.
➜Phân loại nhóm thuốc để riêng từng ngăn như sau:
• Thuốc kê đơn của bác sĩ, thuốc điều trị những bệnh mạn tính.
• Thuốc dành riêng cho trẻ em, cho phụ nữ mang thai.
• Thuốc dùng để trị một số chứng bệnh nhẹ hay gặp: thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc trị ho, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy bụng, dị ứng….
+ Loại dùng ngoài (như thuốc bôi ngoài da sát trùng, nước oxy già, cồn 70 độ), bông băng, vật dụng y tế (kéo, nhiệt kế), thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi…
➜Nếu thuốc có bao bì, nên giữ thuốc và cả bảng hướng dẫn sử dụng trong bao bì. Tất cả các loại viên rời đều phải đựng trong chai, lọ sạch, có nắp đậy; dán.
(Theo Nhà Xuất bản y học)