GIỚI THIỆU SẢN PHỤ KHOA

Cùng với sự phát triển của toàn bệnh viện, khoa Sản BVĐK Nhật Tân qua nhiều hoạt động đã đi vào ổn định và phát triển với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, luôn tận tình trong công việc lấy sự hài lòng và sức khỏe của người bệnh làm phương châm phấn đấu trong các hoạt động y tế tại khoa. Trong thời gian qua khoa đã không ngừng đổi mới, triển khai thành công các phương pháp mới với kĩ thuật cao giúp bệnh nhân giảm đau và bảo đảm tính thẩm mĩ sau phẫu thuật.  

CƠ SỞ HẠ TẦNG

  • Phòng khám thai, khám phụ khoa, chờ sanh, theo dõi sau sanh  và Phòng sanh .
  •  Có tất cả 11 phòng loại A và 04 phòng loại C 
  • Có 05 phòng VIP với tủ đựng quần áo, nôi em bé tự động, bộ salon 
  • các trang thiết bị  đầy đủ gồm:  máy lạnh, tủ lạnh, tivi, chuông gọi điều dưỡng và bác sĩ, nước nóng và lạnh, phòng vệ sinh riêng  
  • Phòng sanh:  có trang bị đầy đủ oxy, máy hút, nội khí quản, đèn sưởi ấm, máy monitor tim thai, vòi nước nóng lạnh vô trùng…

Phòng VIP :

Phòng VIP khoa phụ sản

TRANG THIẾT BỊ:

  • Máy monitor  sản khoa.
  •  Doppler tim thai.
  •  Đèn sưởi ấm.
  •  Máy hút thai.
  •  Hệ thống hút dịch trung tâm.
  • Hệ thống oxy trung tâm

KHÁM TRƯỚC SINH

* Khám trước sinh:

  • Khám tổng quát:  Sinh hiệu, chiều cao, cân nặng, vóc dáng, tổng trạng, các cơ quan.
  • Khám sản khoa :

– Khám bụng nhìn hình dạng và tư thế tử cung, đo bề cao tử cung và vòng bụng, Khám 04 thủ thuật Leopold., nghe tim thai.

– Khám khung chậu ngoài: đo đường kính trước – sau, đường kính lưỡng gai,đường kính lưỡng mào,đường kính lưỡng mấu, hình trám Michaelis.

  •  Khám âm đạo:

Âm hộ

– Tầng sinh môn.

  • Thăm âm đạo:

– Cổ tử cung xem độ mở, độ xóa, mật độ.

– Ối còn hay ối vỡ

– Ngôi thai ,ngôi gì, kiểu thế, độ lọt

  • Khung chậu trong:  Eo trên, eo giữa, eo dưới

 * Khám sau sanh:

  • Theo dõi  dấu hiệu sinh tồn,thử máu, thử nước tiểu rất cần thiết sau khi bạn sinh nở.
  • Khám vú và bầu vú:  xem  bầu vú bạn có sữa nhiều hay ít hoặc có căng lên vì sữa tiết ra quá nhiều và xuất hiện những cục to cộm bên trong. Qua thăm khám Bác sĩ sẽ giải đáp những thắc mắc này của bạn. Khi đang cho con bú, bầu vú dễ gặp tình trạng tắc tuyến sữa,từ đó sẽ xảy ra áp xe vú gây nóng nguy hiểm cho mẹ.
  • Khám bụng đáy chậu:  Kiểm tra đáy chậu để đảm bảo rằng những vết thương được chăm sóc tốt
  • Âm đạo:  Kiểm tra bên ngoài vết cắt tầng sinh môn đã lành hay chưa, còn đau đớn hay khó chịu không , Bác sĩ có thể lấy sản dịch thử nghiệm nếu nghi ngờ âm đạo bị nhiễm trùng.
  • Khám sản dịch:  Từ 3 – 6 ngày sau sinh sản dịch sẽ vẫn chảy ra, ban đầu có màu đỏ rồi chuyển sang màu nâu và nhạt dần thành trắng.
  • Khám tử cung:  Sau khi sinh đa phần tử cung sẽ co thắt lại để trở về trạng thái ban đầu do đó bạn sẽ trải qua triệu chứng đau tử cung. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng vì nếu bạn đau nhiều việc co thắt mạnh mẽ này là dấu hiệu tốt để bạn không bị băng huyết

KHÁM PHỤ KHOA:

  • Tầm soát phát hiện bệnh lý viêm nhiễm và ung thư cổ tử cung (xét nghiệm tế bào CTC, soi CTC, bấm lấy mẫu sinh thiết CTC, đốt CTC, nạo lòng tử cung điều trị và sinh thiết chẩn đoán).
  •  Điều trị rong kinh, rong huyết.

LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM TIỀN SẢN.

– Tư vấn lịch khám thai:

* Ba tháng đầu :

  • Hỏi tiền sử sản phụ và gia đình.
  • Khám tổng quát.
  • Khám sản khoa.
  • Cận lâm sàng: gồm xét nghiệm CTM, HbsAg, VDRL, Glucose đói, ABO, Rubenla. double test, nước tiểu và siêu âm.
  • Tiêm ngừa VAT.

*Ba tháng giữa:

  • Theo dõi sự phát triển của thai.
  • Phát hiện những bất thường của thai kỳ.
  • Khám tiền sản những thai phụ có nguy cơ cao.
  • Phát hiện các bất thường của mẹ.
  • Hướng dẫn dinh dưỡng, vệ sinh,sinh hoạt, tái khám, chích ngừa VAT.
  • Cận lâm sàng:

                                        . Nghiệm pháp dung nạp đường huyết từ 24 – 28 tuần.

                                         . Tổng phân tích nước tiểu mỗi lần khám.

                                         . Siêu âm 3D hoặc 4D  tối thiểu  từ tuần thứ 20 – 25 tuần.

*Ba tháng cuối:

  • Khám xác định lại ngôi thế kiểu thế từ tuần thứ 36 trở đi.
  • Hướng dẫn sản phụ theo dõi cử động thai nhi.
  • Lưu ý các triệu chứng bất thường: ra huyết âm đạo, ra nước âm đạo, ra nước ối, phù nhức đầu chống mặt và chuẩn bị đồ để đi sinh.
  •  Cận lâm sàng:

. Thử tổng phân tích nước tiểu.

                                         . Siêu âm tối thiểu 01 lần lúc thai 32 tuần.

                                         . Nonstress test khi có chỉ định.

                                         . Kích quang chậu khi khám khung chậu nghi ngờ

Hiện nay khoa sản Bệnh Viện Nhật Tân đã được tập huấn kỹ thuật đẻ không đau
  ở Bệnh Viện Từ Dũ.  Đây là thành tựu mà y học tiến bộ đã giành tặng cho các sản phụ,  Phương pháp này giúp cho sản phụ vượt qua giai đoạn đau đớn để đón nhận hạnh phúc tuyệt vời khi làm mẹ.

Translate »